Loại: Gia Vị Cà Ri
Hỗ trợ mua hàng
(Bán hàng cả Thứ Bảy và Chủ Nhật)
Thành Phần: Nghệ, hột điều màu, hột ngò, ớt khô, đại hồi, tiểu hồi, đinh hương, quế, tỏi khô, thảo quả. KHÔNG CHỨA BỘT MÀU TỔNG HỢP.
Cách dùng: Ướp gói bột Càry, của Kim Tinh với các món thịt gà, vịt, bò, cừu, cá, hải sản, lươn, ếch, trong vòng 15 phút, để nấu món càry, bún lạc xá, xào lăn hoặc muối sả ớt sẽ có màu sắc vang và mùi thơm của Càry. CÓ THỂ DÙNG CHO MÓN CHAY.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào sản phẩm. Sau khi sử dụng sản phẩm còn dư nên trữ trong hủ kín có nắp đậy. Nên sử dụng gia vị trước hạn hết date. Không nên sử dụng nếu túi đã bị mở hay bị rách.
Xuất Xứ Bột cà ri Gia Vị Kim Tinh
Cà ri là một trong những thuật ngữ thuộc ngành gia vị được dùng cho món hầm hoặc thức ăn ngọt với bột cà ri như các thành phần chính, đó là nổi tiếng với danh tiếng của mình trong nhiều nền văn hóa như Ấn Độ, miền Nam Châu á, Thái Bình Dương Rim, cũng như ở Bắc Mỹ : Trinidad, Mauritius hoặc Fiji. ( Wiki )
Feature:
Bột cà ri là một loại bột màu vàng, mịn, mùi độc đáo. Một điểm thú vị về bột cà ri: giữa bột cà ri và bột nghệ, có một sự tương tự về tỷ lệ phần trăm của bột nghệ trong các thành phần của bột cà ri.
Các món ăn có thịt tẩm ướp nhiều gia vị được cho là có nguồn gốc từ thời tiền sử, trong các cư dân của nền văn minh lưu vực sông Ấn. Bằng chứng khảo cổ có niên đại vào năm 2600 TCN ở Mohenjo-daro cho thấy việc sử dụng cối và chày để giã các loại gia vị bao gồm mù tạc, rau thì là, và vỏ me mà con người dùng để tăng hương vị cho thực phẩm. Các món ăn như vậy cũng được ghi nhận trong thời kỳ Vedic của lịch sử Ấn Độ, vào khoảng năm 1700-500 TCN.
Các món ăn được tẩm ướp gia vị theo phong cách Ấn Độ dường như đã được mang về phía đông đến Miến Điện, Thái Lan, và Trung Quốc bởi các nhà sư Phật giáo vào thế kỷ thứ 7, và tiến về phía nam tới Indonesia, Philippines, và đến các nơi khác bởi những thương nhân ven biển tại cùng một thời điểm. Việc thành lập đế quốc Mughal, bắt đầu vào đầu thế kỷ 16, đã chuyển hóa nhiều nền ẩm thực Ấn Độ cổ đại, đặc biệt là ở miền Bắc. Một ảnh hưởng khác là việc thành lập các trung tâm thương mại Bồ Đào Nha ở Goa vào năm 1510, dẫn đến việc đưa quả ớt đến Ấn Độ lần đầu tiên, như một sản phẩm phụ của sự trao đổi Columbia
Từ giữa thế kỷ 19, cà ri đã ngày càng phổ biến ở Anh. Vào thế kỷ 19, cà ri cũng đã được mang đến vùng biển Caribbean bởi những người lao động Ấn Độ có giao kèo trong ngành công nghiệp đường mía ở Anh. Kể từ giữa thế kỷ 20, các món cà ri mang nhiều phong cách quốc gia đã trở nên phổ biến và vượt xa nguồn gốc của chúng, và ngày càng trở thành một phần của nền ẩm thực tổng hợp quốc tế.
Ở Việt Nam, “curry” được gọi là cà ri. Món cà ri ở Việt Nam nổi bật với các nguyên liệu như nước cốt dừa, khoai tây, khoai lang, khoai môn, thịt gà cùng với rau mùi và hành lá. Món ăn này thì giống món canh hơn là món cà ri Ấn Độ. Cà ri thịt dê thì cũng có mặt nhưng chỉ ở vài nhà hàng đặc biệt ở Việt Nam. Món cà ri thường được ăn kèm với bánh mì, bún hoặc cơm. Món cà ri ở Việt Nam được xem là món ăn ở miền Nam.
Các thành phần khác của món cà ri hết sức đa dạng, phụ thuộc vào nguyên liệu thịt, củ quả chính để nấu cà ri cũng như sáng tạo của người đầu bếp. Chúng ta thường bắt gặp trong món cà ri có nước cốt dừa, điều đỏ, hành, gừng, thịt các loại (heo, dê, bò, gà, cừu, cá sấu, đà điểu và một số loại hải sản như cá, lươn…), khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ cải, rau quả, vv…
Vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần trong cà ri như nghệ có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh, kể cả ung thư ruột kết và bệnh Alzheimer. Một số nghiên cứu đã cho rằng phản ứng của các thụ thể tiếp nhận cơn đau với các thành phần cay nóng trong món cà ri sẽ dẫn đến sự phát sinh các endorphin trong cơ thể; cà ri được cho là một trong những loại thuốc kích thích mạnh mẽ nhất.[28] Với phản ứng về cảm giác phức tạp đối với nhiều loại gia vị và hương vị, một điểm giới hạn tự nhiên được hình thành, gây ra cảm giác thèm ăn tiếp theo, thường theo sau là một nhu cầu chuyển sang món cà ri cay hơn. Một số người cho rằng điều này là sự gây nghiện, nhưng các nhà nghiên cứu khác lại tranh cãi về việc sử dụng thuật ngữ “nghiện” trong trường hợp này.
CÔNG TY TNHH SX TM DV KIM TINH